1978: Cách mạng bùng nổ Cách_mạng_Hồi_giáo

Sự đối lập xuất hiện rõ nhất từ sớm là của những nhóm tự do tồn tại trong tầng lớp trung lưu thành thị, một nhóm dân khá cổ điển và muốn Shah tôn trọng Hiến pháp Iran 1906, chứ không phải một nền cộng hòa do các tăng lữ Hồi giáo điều khiển[66]. Đáng chú ý trong nhóm này là Mehdi Bazargan và nhóm Hồi giáo ôn hòa Phong trào Tự do Iran của ông, và cả nhóm phi tôn giáo Mặt trận Quốc gia.

Giới tăng lữ bị chia rẽ, một số đồng minh với những người phi tôn giáo tự do, một số khác đi theo Chủ nghĩa Mác và Chủ nghĩa cộng sản. Khomeini, người sống lưu vong tại Iraq, đã hoạt động để thống nhất các nhóm đối lập tôn giáo và phi tôn giáo, tự do và cấp tiến dưới sự lãnh đạo của ông[67] bằng cách tránh các vấn đề chi tiết - ít nhất là công khai - có thể tạo ra chia rẽ[68].

Các nhóm chống Shah khác nhau hoạt động bên ngoài Iran, chủ yếu tại Luân Đôn, Paris, Iraq, và Thổ Nhĩ Kỳ. Những bài phát biểu của những người lãnh đạo các nhóm này được thu vào băng cát-xét để chuyển lậu vào Iran.

Cuộc biểu tình lớn đầu tiên

Cuộc tuần hành lớn đầu tiên chống lại Shah được dẫn đầu bởi các nhóm Hồi giáo diễn ra vào tháng 1 năm 1978. Các sinh viên và các lãnh đạo tôn giáo đang tức giận ở thành phố Qom đã tuần hành để phản đối những câu chuyện bôi nhọ Khomeini được in trên báo chí nhà nước. Quân đội đã được gửi đến giải tán các cuộc tuần hành và sát hại một số sinh viên (theo chính phủ con số này là 2 và theo các nhóm đối lập là 70)[69].

Theo phong tục của người Shi'ite, các hoạt động tưởng niệm được tổ chức bốn mươi ngày sau khi mất. Trong các đền thờ dọc đất nước, đã có những lời kêu gọi vinh danh những sinh viên đã chết. Vì thế, vào ngày 18 tháng 2 một số nhóm đã tuần hành ở các thành phố để tưởng niệm những người đã ngã xuống và phản đối chế độ của Shah. Lần này, bạo lực nổ ra ở Tabriz, và hơn một trăm người biểu tình đã thiệt mạng. Chu kì lại lập lại, vào ngày 29 tháng 3, một lượt tuần hành khác lại diễn ra trên toàn quốc. Những khách sạn sang trọng, rạp chiếu phim, nhà băng, cơ quan chính phủ và các biểu tượng khác của chế độ Shah bị phá hủy; một lần nữa các lực lượng an ninh đã can thiệp và giết rất nhiều người. Vào ngày 10 tháng 5, mọi việc lại tái diễn.

Ayatollah Shariatmadari tham gia vào nhóm chống đối

Vào tháng 5, lính đặc nhiệm của chính phủ xông vào nhà của Ayatollah Kazem Shariatmadari, một nhân vật chính trị và lãnh đạo tăng lữ ôn hòa, bắt chết một trong những môn đệ ngay trước mặt ông. Shariatmadari từ bỏ lập trường im lặng và gia nhập nhóm chống đối[70].

Đức Shah cố gắng làm dịu những người chống đối bằng cách làm giảm lạm phát, kêu gọi sự rộng lượng của giới tăng lữ ôn hòa, sa thải người đứng đầu SAVAK và hứa hẹn một cuộc bầu cử tự do vào tháng 6 tới[71]. Nhưng sự cắt giảm chi tiêu để chống lạm phát đã gây nên tình trạng lãng công — đặc biệt là giới lao động trẻ, không có tay nghề sống tại các khu ổ chuột tại các thành phố. Đến mùa hè năm 1978, những lao động này, thường xuất thân từ giới nông dân truyền thống, đã tham gia vào các nhóm phản đối trên đường phố với số lượng rất lớn. Các lao động khác thì tiếp tục đình công và đến tháng 11 thì nền kinh tế bị tê liệt bởi hàng loạt vụ đóng cửa[72].

Shah tiếp cận Hoa Kỳ

Đức Shah đang gặp mặt Alfred Atherton, William Sullivan, Cyrus Vance, Tổng thống Carter, và Zbigniew Brzezinski, 1977.

Đối mặt với cuộc cách mạng, Shah đã cầu viện sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Vì lý do lịch sử và vị trí chiến lược của mình, Iran rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Iran là một quốc gia thân Hoa Kỳ có đường biên giới dài với đối thủ chiến tranh lạnh của Hoa Kỳ là Liên Xô, và là quốc gia lớn nhất, mạnh nhất trong Vịnh Péc-xích giàu dầu lửa. Nhưng vương triều Pahlavi đồng thời cũng khiến phương Tây không hài lòng do những thành tích về nhân quyền của họ[73].

Chính quyền Carter theo đuổi "chính sách không rõ ràng" đối với Iran[74]. Đại sứ Hoa Kỳ tại Iran, William H. Sullivan, nhắc lại rằng Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski "liên tục đảm bảo với Pahlavi rằng Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ ông". Tổng thống Carter lại không đi theo những sự đảm bảo đó một cách gây tranh cãi. Vào ngày 4 tháng 11 năm 1978, Brzezinski đã gọi cho Shah để nói rằng Hoa Kỳ sẽ "ủng hộ ông hoàn toàn". Cùng thời điểm đó, một số quan chức cấp cao tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tin rằng cuộc cách mạng là không thể ngăn cản[75]. Sau khi thăm Shah vào mùa hè năm 1978, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Blumenthal than phiền về sự suy sụp cảm xúc của Shah, nói lại rằng, "Ông như một thây ma"[76]. Brzezinski và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ James Schlesinger (Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời tổng thống Ford) tuyên bố cứng rắn về sự đảm bảo hỗ trợ quân sự cho Shah. Brzezinski vẫn ủng hộ sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ để bình ổn Iran thậm chí khi vị trí của Shah được tin là không thể giữ được nữa. Tổng thống Carter không thể quyết định phương cách để bình ổn tình thế; ông chắc chắn chống lại một cuộc đảo chính nữa. Ban đầu, dường như sẽ có sự ủng hộ một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình, tuy nhiên lựa chọn này tan biến khi Khomeini và những người đi theo ông quét qua cả đất nước, giành được quyền lực vào ngày 12 tháng 2 năm 1979.

Các lý thuyết nghi ngờ

Một số người Iran tin rằng việc thiếu sự can thiệp và đôi khi có vẻ đồng cảm với cuộc cách mạng của những quan chức cấp cao Hoa Kỳ cho thấy Hoa Kỳ "phải chịu trách nhiệm với thắng lợi của Khomeini"[74]. Một ý kiến cực đoan hơn cho rằng sự lật độ Shah là kết quả của "âm mưu nham hiểm để lật độ vương triều theo chủ nghĩa quốc gia, tiến bộ, và tư tưởng độc lập"[77].

Một số nguồn tin về sau cho rằng Hoa Kỳ thực sự đã bật đèn xanh để Khomeini lật đổ chính quyền của Shah. Đã có bằng chứng được đưa ra cho thấy chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho Khomeini bằng cách chuyển 150 triệu USD vào tài khoản ngân hàng khi ông ta tị nạn ở Pháp[78]. Một biên bản ghi nhớ của CIA với Khomeini và Shah đã nói rằng: tuy Khomeini quyết tâm lật đổ Shah và không chấp nhận thỏa hiệp, và ông trong quá khứ đã từng hợp tác với các nhóm khủng bố Hồi giáo, nhưng Khomeini cũng chống chủ nghĩa Cộng sản triệt để như Shah, do đó Mỹ sẵn sàng tài trợ cho Khomeini để đảm bảo dù Shah có bị lật đổ hay không thì Iran cũng sẽ có một chính phủ chống Cộng[79]

Tấn công đốt phá Abadan

Chiến đấu trên đường phố Teheran

Do tình trạng bạo lực tiếp diễn, hơn 400 người đã chết trong vụ tấn công Hỏa hoạn tại Rạp chiếu phim Rex vào tháng 8 tại Abadan. Mặc dù rạp chiếu phim là mục tiêu thường xuyên của những người biểu tình Hồi giáo[80][81] như vậy là sự ngờ vực của chế độ và sự hiệu quả của kỹ năng liên lạc của đối thủ của nó đến nỗi công chúng tin rằng SAVAK đã đốt rạp trong nỗ lực điều chỉnh đối phương[82]. Ngày kế tiếp 10.000 gia quyến và những người ủng hộ tụ tập trong đám tang tập thể và cùng hô vang, ‘đốt cháy Shah’, và ‘Shah là kẻ có tội’[83].

Thứ sáu đen tối

Đến tháng 9, quốc gia này nhanh chóng bị mất cân bằng, những cuộc biểu tình lớn diễn ra thường xuyên. Shah đã công bố thiết quân luật, và cấm tất cả mọi sự biểu tình. Một cuộc phản đối rất lớn nổ ra tại Tehran, được biết đến với tên gọi Ngày thứ sáu đen tối.

Giới lãnh đạo tăng lữ truyền đi tin đồn rằng "hàng ngàn người đã bị quân đội người Zion thảm sát"[84]. Quân đội thực ra là người Kurd đã bị bắn, và con số bị giết không phải là 15.000 mà là gần 700[85], nhưng trong thời gian đó việc xuất hiện sự tàn ác của chính phủ đã làm rất nhiều người Iran còn lại và các đồng minh của Shah ở nước ngoài căm giận. Một cuộc tổng bãi công vào tháng 10 dẫn đến tê liệt nền kinh tế, ngành công nghiệp quan trọng phải đóng cửa, "khóa chặt số phận của Shah"[86].

Ayatollah Khomeini ở Paris

Ayatollah Khomeini tại Neauphle-leChateau, vây quanh là phóng viên.

Shah quyết định yêu cầu trục xuất Ayatollah Khomeini khỏi Iraq vào ngày 24 tháng 9 năm 1978, chính quyền Iraq phong tỏa ngôi nhà của Khomeini ở Najaf. Ông được thông báo rằng việc cư trú lâu dài tại Iraq tùy thuộc vào sự từ bỏ các hoạt động chính trị của ông, một điều kiện mà ông đã từ chối. Vào ngày 3 tháng 10, ông rời Iraq đến Kuwait, nhưng bị từ chối nhập cảnh tại biên giới. Cuối cùng ngày 6 tháng 10 Ayatollah Khomeini đến được Paris. Vào ngày 10 tháng 10 ông chuyển vào sống ở ngoại ô Neauphle-le-Château trong một căn nhà do những người Iran lưu vong tại Pháp thuê cho ông. Từ lúc đó các phóng viên trên khắp thế giới đổ về Pháp, và hình ảnh và phát biểu của Ayatollah Khomeini nhanh chóng trở thành tin nóng hàng ngày của các hãng thông tấn thế giới[87].

Các cuộc biểu tình Muharram

Vào 2 tháng 12, trong tháng Hồi giáo Muharram, hơn hai triệu người đã tràn xuống các con phố của Quảng trường Azadi (sau này là Quảng trường Shahyad) tại Tehran để đòi Shah ra đi và đề nghị Khomeini quay về[88].

Thương vong

Ayatollah Khomeini tuyên bố rằng "60.000 đàn ông, đàn bà và trẻ em đã tử vì đạo dưới chế độ của Shah"[89] và con số này xuất hiện trong Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran[90]. Một thành viên của quốc hội Iran đã đưa ra con số "70.000 chiến sĩ tử đạo và 100.000 bị thương khi tiêu diệt chế độ độc tài thối nát"[89]. Gần đây, một cựu nghiên cứu viên tại Martyrs Foundation (Bonyad Shahid), Emad al-Din Baghi, ước lượng rằng thương vong của làn sóng chống Shah giữa những năm 1963 và 1979 chỉ vào khoảng 3.164, với 2.781 người bị giết trong những cuộc đụng độ từ 1978 tới 1979 giữa những người biểu tình và lực lượng quân sự và an ninh của Shah[89].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cách_mạng_Hồi_giáo http://www.cbc.ca/world/story/2004/02/11/iran_anni... http://www.adnki.com/index_2Level_English.php?cat=... http://www.britanniaca.com/eb/article-9045329 http://www.britannica.com/eb/article-32981 http://www.britannica.com/ebi/article-202892 http://www.cnn.com/WORLD/meast/9901/31/iran.20th/ http://www.emadbaghi.com/en/archives/000592.php#mo... http://www.fsmitha.com/h2/ch29ir.html http://www.iranchamber.com/government/laws/constit... http://www.iranchamber.com/history/islamic_revolut...